• Search form is empty!

  • CÓ GÌ MỚI?
    Loading...
    Showing posts with label Tin Tức. Show all posts
    Showing posts with label Tin Tức. Show all posts

      
    Bithumb, một sàn giao dịch Bitcoin lớn thứ 4 thế giới và lớn nhất Hàn Quốc, đây cũng là sàn giao dịch Ether lớn nhất thế giới, có trụ sở đặt tại Hàn Quốc vừa bị tin tặc tấn công, đánh cắp hàng tỷ Won của khách hàng.
    Sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất Hàn Quốc bị tấn công, mất trắng hàng tỷ Won
    Báo cáo của truyền thông Hàn Quốc đã cho biết sàn giao dịch Bithumb đã bị hacker tấn công và đánh cắp các tài khoản giao dịch của 31.800 khách hàng, chiếm 3% tổng số khách hàng của sàn, các thông tin bị đánh cắp bao gồm tên tài khoản, tên khách hàng, email, số điện thoại, cùng với đó là toàn bộ số Bitcoin và Ethereum của nhiều khách hàng đó đã bị biến mất.
    Đại diện phía Bithumb khẳng định rằng các hacker này không thể nào có được quyền truy cập và thực hiện giao dịch trong các quỹ tiền ảo lưu trữ trên sàn Bithumb. Đồng nghĩa với việc các hacker chỉ có thể đánh cắp thông tin cá nhân chứ không thể đánh cắp tiền.
    Tuy nhiên, thực tế đã có hơn 100 khách hàng của Bithumb đã gửi đơn khiếu nại, cho rằng họ không chỉ bị đánh cắp thông tin cá nhân mà toàn bộ số tiền đã bị biến mất không còn 1 xu. Tổng số tiền bị đánh cắp ước tính lên đến hàng tỷ Won (đơn vị tiền tệ của Hàn Quốc).
    Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ báo địa phương Kyunghyang Shinmun, một nạn nhân nói rằng: “Số tiền ảo Bitcoin trị giá 10 triệu Won trong tài khoản của tôi đã biến mất chỉ sau một đêm”. Số tiền này tương đương khoảng 200 triệu tiền VNĐ.
    Theo điều tra sơ bộ, các nhận nhận bị mất tiền có thể đã bị hacker đánh cắp cả mã OTP (mật khẩu xác nhận giao dịch), họ mới có thể dễ dàng thực hiện giao dịch chuyển tiền.
    Vụ tấn công được phát hiện vào hôm 29/6/2017 và đến hôm 30/6 Bithumb đã thông báo vụ việc lên ba chính quyền riêng biệt gồm Uỷ ban truyền thông Hàn Quốc, cơ quan an ninh và internet Hàn Quốc (KISA) và văn phòng công tố viên tối cao.
    Liệu phía Bithumb sẽ phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với khoản tiền bị mất hay không? Trong khi, tại quốc gia này đang thiếu quy định về tiền số hóa, vốn chưa được công nhận dưới bất kỳ hình thức nào. Tuy nhiên thì phía sàn giao dịch Bithumb cho biết họ sẽ đền bù mỗi khách hàng một khoản tiền trị giá 100.000 Won và sẽ tiếp tục đánh giá các thiệt hại để trả lại số tiền bị đánh cắp cho khách hàng.
    Theo bravenewcoin



      
    Người dùng Ethereum và các miner ý thức được độ khó trong mining đang tăng lên với tốc độ báo động. Mining Ether sẽ ngày càng khó khăn hơn vì Difficulty Bomb. Một cách để chống lại vấn đề là chuyển đổi sang Proof-Of-Stake, theo cách mà các nhà phát triển hiện đang làm việc. Tuy nhiên, một đề xuất EIP mới trì hoãn Difficulty Bomb thêm 18 tháng nữa. Đây là một khái niệm thú vị, nhưng nó hoạt động như thế nào?

    Trì hoãn Ethereum Difficulty Bomb

    Trên giấy tờ, thì có ý nghĩa đối với các nhà phát triển Ethereum để giải quyết vấn đề Difficult Bomb. Việc nâng cấp ETH thành một hệ sinh thái PoS vẫn đang được tiến hành, một giải pháp tạm thời có thể được bảo đảm hơn. Đây là lý do tại sao có đề xuất cải thiện Ethereum mới (Ethereum Improvement Proposal) hoặc EIP để giải quyết tình huống này trước khi nó trở thành một vấn đề khó. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là việc chuyển sang Proof-Of-Stake sẽ không diễn ra.
    Các nhà phát triển của Ethereum đã và đang tiếp tục làm việc cho HardFork Metropolis trong một thời gian. Một trong những điểm chính của hard fork là sẽ chuyển đổi Ethereum từ hệ sinh thái Proof-Of-Work giống như Bitcoin thành hệ sinh thái Proof-Of-Stake như nhiều Altcoin ngày nay. Nói dễ hơn nhiều so với bắt tay vào làm, và sẽ phải yêu cầu phải viết lại mã. Môi trường PoS mới này cũng sẽ phải được kiểm tra đúng cách trước khi nó được giới thiệu trên mạng lưới trực tiếp.
    Sự phát triển của môi trường chuyển sang Proof-Of-Stake đã hoàn thành khoảng 80%, nhưng vẫn còn chưa sẵn sàng để đón nhận Difficulty Bomb. Kết quả đó dường như sẽ khó xảy ra, nhưng nếu có một kế hoạch dự phòng tại chỗ thì cũng không mất mát gì. Đây là lý do tại sao Vitalik Buterin và Afri Schoedon đã đưa ra một giải pháp thay thế nhằm thúc đẩy Difficulty Bomb trở lại sau 18 tháng. Việc mở rộng này sẽ cho phép các miner tiếp tục mining Ethereum, dù cho độ khó gia tăng và phần thưởng Block thấp hơn.
    Vì thời gian Block trung bình trên mạng lưới Ethereum hiện đang tăng do Difficulty Bomb, nên một biện pháp đối phó với điều này phải được thực hiện. EIP được đề cập tới việc thúc đẩy sự điều chỉnh Difficulty Bomb thêm 3 triệu Block, mặc dù con số đó có thể sẽ có sự thay đổi. Điều này sẽ có hiệu quả xác nhận việc chuyển sang Proof-Of-Stake sẽ bị trì hoãn và Proof-Of-Work vẫn duy trì sự khả thi cho các miner Ethereum. EIP sẽ đẩy thời gian Block trở lại 30 giây vào gần cuối năm 2018.
    Mặc dù đề xuất này đã được đệ trình gần một tháng trước đây, EIP 649 vẫn đang trong giai đoạn dự thảo cho đến bây giờ. Bản đề xuất không nhận được bất kỳ nhận xét tiêu cực hay lời phê bình nào, điều đó cho thấy phần lớn các nhà phát triển và các thành viên trong cộng đồng Ethereum cân nhắc đó là một ý tưởng tốt. Họ muốn trì hoãn việc chuyển sang Proof-Of-Stake và tiếp tục làm việc trên mã. Các miner cũng sẽ không phàn nàn, vì rất nhiều trong số đó đã đầu tư vào card đồ họa để mining Ethereum. Sẽ rất thú vị để xem liệu EIP 649 cuối cùng có được sáp nhập vào giao thức Ethereum hay không?















    Vào tháng 5 năm 2017, các nhà đầu tư và khán giả nhìn thấy giá Bitcoin vượt qua giá trị 2.300 USD. Con số này đánh dấu đỉnh cao nhất của giá trị Bitcoin trong toàn bộ đời của nó. Do sự thành công của Bitcoin qua nhiều năm, nhiều nhà đầu tư đã bị thu hút bởi nó và các bí mật khác.



       Những lùm xùm liên quan đến Tổng thống Donald Trump đang chiếm lĩnh các vị trí nóng trong chuyên mục tin tức hằng ngày. Cuộc chiến công nghệ cao bao trùm lên 150 quốc gia, 200 nghìn máy tính và ảnh hưởng trực tiếp đến một số tổ chức tài chính như FedEx, Dịch vụ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, Ngân hàng Trung ương Nga... nhưng lại nhận được mức đến bù bảo hiểm ít ỏi. Trong lúc đó, Bitcoin - một đồng tiền sinh ra từ không gian kỹ thuật số, đang từng ngày leo thang lên mức đỉnh điểm mọi thời đại. Vàng - từng được biết như một nơi trú ẩn an toàn, và chỉ được sử dụng vì một mục đích như thế. Nhưng đâu mới là rủi ro, đâu mới là giá trị thực sự ?


       Cuộc tấn công mới nhất là một phép thử cho hệ thống tài chính của chúng ta. Bank Rossii - Ngân hàng Trung ương Nga, là một trong những nạn nhân đó. Trước đó Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York cũng từng là nạn nhân của vụ tấn công mạng tháng 2/2016, vụ án này được cho là có liên quan đến Bangladesh và Triều Tiên.



       Với những cuộc tấn công liên tục nhắm vào cốt lõi của hệ thống ngân hàng và tài chính, cách thức mà chúng ta hiện đang bảo vệ tất cả các loại tài sản trong không gian kỹ thuật số này như thế nào ?        
       Các chuyên gia cho biết, mỗi ngày có hơn 200 triệu cuộc tấn công mạng. Mặc dù có rất ít trong số đó thành công, nhưng mức độ nghiêm trọng đang gia tăng từng ngày, và phơi bày bản chất mong manh của hệ thống tài chính mà chúng ta đang tin tưởng. Rủi ro đó nhấn mạnh một điều là giá trị của việc nắm giữ tài sản trong thực tế hoàn toàn không liên quan gì đến hệ thống tài chính.

    Bitcoin đang được mọi người bàn tán hằng ngày, mặc dù đó có thể là một hiện tượng mới (chỉ xuất hiện từ năm 2009), nhưng đã để lại ấn tượng trong giới tài chính. 8 năm trôi qua, Bitcoin đang chứng minh rằng mình có giá trị. Câu hỏi được đặt ra là, nó có giá trị bao nhiêu và giá trị đó được đo lường bằng cách nào ?




       Bạn có thể nhận được Bitcoin bằng cách khai thác chúng hoặc trao đổi trên các sàn giao dịch bằng những loại tiền tệ thông thường. Giá trị của Bitcoin nằm ở những tính chất của nó. Giống như một loại tiền tệ thông thường, đó là một phương tiện trao đổi, một đơn vị tính toán và nơi lưu trữ giá trị. Trong một nghiên cứu từ Đại học Cambridge năm 2017, ước tính có từ 2,9 triệu đến 5,8 triệu người đang sở hữu một chiếc ví chứa tiền tệ kỹ thuật số, và hầu hết là Bitcoin. Rõ ràng Bitcoin có thể sử dụng để trao đổi và là một đơn vị tính toán, nhưng liệu đó có phải là nơi lưu trữ giá trị an toàn nhất ? Thời gian sẽ trả lời tất cả.

       Trong lúc này, Bitcoin đang có giá là 2.000 USD. Một giá trị khá là khủng khiếp cho một loại tiền tệ được khai thác bằng thuật toán máy tính, kết hợp với niềm tin của người sử dụng. Câu hỏi đặt ra là, liệu những người đang sử dụng Bitcoin trong không gian ảo có dám đối mặt với nỗi sợ hãi của một bong bóng tài chính, hoặc giá trị của Bitcoin sẽ quay về con số 0 với sự can thiệp của chính phủ hay sự cố Internet ?

       Liệu vàng có thể còn phù hợp với thế giới tài chính hiện đại ? Để có được câu trả lời, hay quay trở lại tìm hiểu những tính chất cơ bản của tiền tệ. Vàng rõ ràng là một đơn vị tính toán. Nó được đo lường và có giá trị so với tất cả các loại tiền tệ hằng ngày chúng ta sử dụng. Vàng là một phương tiện trao đổi. Vàng là một yếu tố cốt lõi trong các loại tài sản dự trữ của Ngân hàng Trung ương. Vàng vẫn được đánh giá cao trong môi trường thương mại toàn cầu, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng. Điều này đã được Iran, Hy Lạp, Venezuela chứng minh bằng cách sử dụng để thanh toán cho các khoản nợ.

       Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là sử dụng vàng như một nơi lưu trữ giá trị. Hơn 5000 năm qua, sở hữu vàng có nghĩa là sở hữu sự giàu có. Thuộc tính của nó đã chứng minh nó là một tài sản có giá trị. Vàng không thuộc riêng sở hữu của bất kỳ quốc gia, hệ thống tài chính, hay tổ chức nào.
    Trên thực tế, vàng là một tài sản hữu hình, dễ thanh khoản và là loại tài sản phi tài chính có thể tham gia vào hệ thống tài chính bằng cách mua bán chúng.

       Và đây là ưu điểm về giá trị thực của vàng. Đó là một loại tài sản nằm ngoài không gian kỹ thuật số, không gian mật mã và thế giới tài chính công nghệ cao. Vàng vật chất sẽ thiệt hại giá trị đáng kể, nếu không muốn nói là nó có thể bị loại bỏ khi nằm trong không gian này. Tuy nhiên vàng không thể bị bốc hơi hay bị đánh cắp bởi một tin tặc. Do đó hãy tự đưa ra đánh giá về rủi ro của bản thân, vàng vật chất là nơi khá tốt để trú ẩn, ít nhất là trong lúc này nó đang rẻ hơn so với các loại tài sản khác.





    Ripple, được biết đến là công ty cung cấp các giải pháp cho việc trao đổi giá trị, hiện công ty đang tiến hành hợp tác với các công ty khác để thúc đẩy việc phát triển công nghệ Ripple. David Patterson đưa ra thông tin mới nhất trong báo cáo của mình: "Tính thanh khoản của XRP tăng cường khi có thêm 6 sàn giao dịch mới".
      

         XRP đã trở nên phổ biến hơn trong thời gian vừa qua. XRP là một tài sản số, nó được sử dụng rộng rãi cho các giao dịch ngoại hối do nó dễ dàng tạo ra các giao dịch xuyên biên giới. XRP đã chứng minh sự ổn định, và dễ dàng thanh toán hơn - nhanh hơn bất cứ các loại hình nào có sẵn. Lợi ích lớn nhất của Ripple là sử dụng ở bất cứ đâu trên thế giới mà không có vấn đề gì xảy ra.

         Ripple đang là đối tác với một số sàn giao dịch tài sản số như Bitso, Coinone, Bitbank, BuyBitcoin của SCI, sàn giao dịch trên nền tảng AlphaPoint, Quoine của Singapore, và cuối năm này có thêm SBI Virtual Currencies... Ripple cũng đã tăng cường mối quan hệ đối tác với BitGo. BitGo sẽ hỗ trợ Ripple trong việc liên kết các sàn giao dịch lại. Ripple sẽ giúp thực hiện thanh toán toàn cầu và hỗ trợ thị trường đang phát triển.

         Bitgo đã hợp tác với Ripple, và hài lòng với chiến lược đang đi của Ripple và đây sẽ là một sự hợp tác lâu dài. Bitgo nói rằng rất trông đợi vào năm tới với nhiều thành công hơn.

    David Patterson cho rằng:
    "XRP có thể giảm chi phí thanh khoản cho các ngân hàng khoản 98%" 
         Các công ty đang bắt đầu nhận ra giá trị tiện ích này. Thông qua việc tăng cường các sàn giao dịch ở nhiều quốc gia, XRP đang trở nên dễ dàng hơn trong sử dụng. Đó là sự thuận tiện về khả năng được sử dụng với các đồng tiền khác, thực hiện giao dịch đơn giản hơn nhiều. Thị trường mới đang phình to ra vì tiềm năng của XRP.      Các công ty bây giờ có thể thực hiện kinh doanh đơn giản hơn nhiều và có thể giúp khách hàng có các giao dịch dễ dàng và miễn phí.

         XRP có nhiều lợi thế trong tương lai và phổ biến hơn. Khi ngày càng nhiều sàn trao đổi bắt đầu sử dụng nó, chúng ta có thể mong đợi sự mở rộng của XRP vì có nhiều tiềm năng trở thành một phương tiện giao dịch toàn cầu như Visa.

    Nguồn - cryptocoinsnews

      Giá một đơn vị tiền ảo Bitcoin đã lần đầu tiên vượt qua giá của một ounce vàng, hãng tin BBC cho biết.

      Cho thấy rằng sức mạnh đồng tiền ảo Bitcoin không còn là ảo và nghi ngờ nữa mà nó mang giá trị thực giá trị thương mại toàn cầu với tính thanh khoản cao và an toàn. Nhà đầu tư online hiện nay có thể dễ dàng giao dịch trên khắp thế giới mà không gặp phải rào cản nào.

       Kết thúc phiên giao dịch ngày 2/3, giá 1 đồng Bitcoin là 1.268 USD, trong khi giá vàng thế giới chốt ở mức 1.233 USD/oz.
    Đây được xem là kết quả của nhu cầu Bitcoin tăng mạnh ở Trung Quốc, nơi các cơ quan chức năng đã lên tiếng cảnh báo về việc dùng tiền ảo như một phương tiện nhằm chuyển tiền ra nước ngoài.
    Xu hướng tăng giá mạnh của Bitcoin trong mấy tháng vừa qua là một sự đảo chiều của những gì diễn ra trước đó. Trước đợt tăng giá này, giá Bitcoin đã giảm mạnh từ năm 2014 sau khi sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới bị sập.
    Giá Bitcoin luôn biến động thất thường kể từ khi đồng tiền ảo này lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2009. Nhiều chuyên gia đã đặt câu hỏi liệu Bitcoin có thể tồn tại đến bao lâu.
    Đầu năm nay, cơ quan chức năng Trung Quốc siết chặt kiểm soát các hoạt động giao dịch Bitcoin như một biện pháp nhằm ngăn dòng vốn chảy bất hợp pháp khỏi nước này.
    Ban đầu, Bitcoin giảm giá vì nỗ lực này của Bắc Kinh. Chỉ trong vòng vài ngày trong tháng 1, giá Bitcoin sụt từ 1.130 USD xuống còn 775 USD. Mặc dù vậy, giá Bitcoin đã nhanh chóng tăng mạnh sau đó và liên tiếp lập kỷ lục.
    Bitcoin được nhiều người ca ngợi là một dạng mới của tiền tệ. Cũng giống như các đồng tiền bình thường, giá trị của Bitcoin được xác định dựa trên mức giá mà mọi người sẵn sàng trả để có 1 đồng Bitcoin.
    Để thực hiện giao dịch Bitcoin, một thủ tục gọi là “đào Bitcoin” phải được diễn ra, trong đó một máy tính sẽ giải một bài toán khó với lời giải là con số gồm 64 chữ số. Với mỗi bài toán được giải, một lô Bitcoin được xử lý, và người “đào Bitcoin” được trao những đồng Bitcoin mới.
    Để bù lại sức mạnh ngày càng lớn của con chip máy tính, độ khó của các bài toán được điều chỉnh để đảm bảo một lượng ổn định đồng Bitcoin mới được tạo ra mỗi ngày. Hiện có khoảng 15 triệu đồng Bitcoin đang tồn tại, với tổng trị giá lần đầu tiên vượt ngưỡng 20 tỷ USD.
    Để nhận một đồng Bitcoin, một người sử dụng phải có một địa chỉ Bitcoin. Đó là một dãy gồm từ 27-34 chữ cái và chữ số, hoạt động giống như một hộp thư ảo để gửi và nhận Bitcoin.
    Do không được đăng ký, người dùng có thể sử dụng những địa chỉ này để giấu kín danh tính khi thực hiện một giao dịch. Địa chỉ Bitcoin được cất trong ví Bitcoin, công cụ dùng để người dùng quản lý tiền ảo Bitcoin mà họ có.